Giới thiệu các bước kiểm tra bệnh phụ khoa

Các bước kiểm tra bệnh phụ khoa như thế nào? Khám phụ khoa là khám những gì? Đây đều là những thắc mắc thường gặp của các chị em khi mắc bệnh phụ khoa hoặc có nhu cầu khám bệnh phụ khoa. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến các bạn các bước kiểm tra bệnh phụ khoa để các chị em nắm rõ hơn nhé.

Kiểm tra bệnh phụ khoa là gì?

Thăm khám bệnh phụ khoa là gì?

Thăm khám bệnh phụ khoa là gì?

Kiểm tra bệnh phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Xác định kích thước, vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng. Nhằm phát hiện những vi-rut gây viêm nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung….

Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Với các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao. Thì việc khám này diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hơn nữa, khám phụ khoa là điều hết sức cần thiết với chị em phụ nữ. cho dù chị em đã kết hôn hay chưa có gia đình. Đã có quan hệ tình dục hoặc chưa từng “quan hệ”.

Quy trình kiểm tra bệnh phụ khoa

Để trả lời cho câu hỏi kiểm tra bệnh phụ khoa như thế nào. Các chuyên gia y tế cho biết, kiểm tra bệnh phụ khoa bao gồm các bước chính như; khám bụng, khám bộ phận sinh dục ngoài, khám âm đạo bằng dụng cụ, xét nghiệm; chuẩn đoán và điều trị.

Khám phụ khoa gồm những bước nào cụ thể?

B1: Hỏi thông tin

Trước khi tiến hành bất cứ hoạt động thăm khám nào, bác sĩ sẽ hỏi bạn thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu của bệnh và tiểu sử bị bệnh của bản thân. Qua những thông tin ban đầu, bác sĩ sẽ quyết định các bước khám chi tiết tiếp theo.

B2: Thực hiện khám ngoài

Việc khám ngoài bao gồm việc quan sát và kiểm tra bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Quan sát vùng ngực xem có gì bất thường không.

B3: Thực hiện khám âm đạo

Đây là bước bác sĩ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ đưa mỏ vịt vào bên trong âm đạo để quan sát thành âm đạo, cổ tử cung. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh phụ khoa.

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục. Dụng cụ này chỉ thực hiện ở những phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Với những bạn gái chưa quan hệ tình dục. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.

B4: Xét nghiệm dịch âm đạo

Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo. Việc này nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không?

Dịch âm đạo thường được lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.

B5: Thực hiện khám tử cung

Để khám tử cung, bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò. Việc này để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng.

B6: Tiến hành các xét nghiệm cần thiết

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm. Các loại xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

B7: Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

Sau khi đã kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất. Đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

Với các thông tin trên. Câu hỏi khám phụ khoa như thế nào chắc hẳn các chị em đã nhận được câu trả lời.

Trước khi kiểm tra bệnh phụ khoa cần làm gì

Các bác sĩ lưu ý với chị em những điều cần làm trước khi khám phụ khoa như sau:

  • Không nên quan hệ tình dục trong vòng 48 giờ .
  • Không sử dụng thuốc đặt âm đạo trước 2 ngày.
  • Chỉ nên đi khám phụ khoa sau khi đã sạch kinh từ 7- 10 ngày.
  • Không thụt rửa âm đạo bằng dung dịch tẩy rửa trước 2 ngày.
  • Nhịn ăn trước khi đi khám.
  • Trang phục thuận tiện cho việc khám.
  • Nên nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

Trên đây là những thông tin giúp chị em hiểu rõ hơn về quy trình kiểm tra bệnh phụ khoa để chị em không phải lúng túng khi đi khám bệnh. Nếu còn thắc mắc gì cần giải đáp các bạn có thể gọi ngay đến hotline 0363.328.883 của phòng khám đa khoa Bắc Việt để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.

Bài viết liên quan